Cách bảo trì, bảo dưỡng máy chạy bộ giúp vận hành tốt, độ bền cao

Rèn luyện sức khỏe với máy chạy bộ và thực hiện bảo dưỡng máy chạy bộ là công tác không thể thiếu khi sử dụng thiết bị hỗ trợ tập thể thao. Công tác bảo dưỡng thường xuyên giúp đảm bảo máy móc hoạt động trơn tru và hạn chế tối đa các sự cố khi luyện tập. Cùng tham khảo cách bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà của Rita Võ Sport thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao cần phải bảo dưỡng máy chạy bộ thường xuyên?

Máy chạy bộ là thiết bị hỗ trợ tập thể thao tại nhà hoặc tại phòng tập gym cho nhiều người mê môn thể thao chạy bộ. Thiết bị được thiết kế gồm nhiều bộ phận khác nhau, thiết kế và sản xuất từ các chất liệu cao cấp nên độ bền cao. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng liên tục, máy chạy bộ có thể sẽ có nhiều vấn đề. Chính vì thế, bạn nên có lịch bảo trì máy chạy bộ định kỳ để đảm bảo máy vẫn hoạt động trơn tru, an toàn khi sử dụng.

 

Bảo dưỡng máy chạy bộ thường xuyên để luyện tập hiệu quả hơn

2. Các chi tiết quan trọng cần bảo dưỡng của máy chạy bộ

Máy chạy bộ được cấu tạo từ một số bộ phận đặc thù. Khi bảo dưỡng máy chạy bộ, bạn chỉ cần quan tâm các chi tiết sau: 

  •  Motor động cơ máy chạy bộ điện.
  •  Băng tải máy chạy bộ.
  •  Ván máy chạy bộ (băng chuyền máy chạy bộ).

Ngoài các chi tiết cần được bảo dưỡng bằng dầu nhớt đặc biệt thì các bộ phận khung sườn của máy chạy bộ, bảng điều khiển, tay vịn, vành đai máy chạy cũng nên được vệ sinh thường xuyên. Bạn nên lau chùi những bộ phận này tối thiểu tuần một lần. 

Với những thao tác bảo dưỡng đơn giản bạn có thể tự làm tại nhà. Tuy nhiên, khi cần bảo dưỡng chuyên sâu bạn nên gọi nhân viên sửa chữa máy chạy bộ chuyên nghiệp đến bảo dưỡng tại nhà. Bạn nên gọi đơn vị đã bán máy chạy bộ cho bạn vì đơn vị cung cấp sẽ hiểu sâu sản phẩm đó hơn những đơn vị khác.

3. Các vật dụng cần có để thực hiện bảo dưỡng máy chạy bộ

Để thực hiện bảo dưỡng máy chạy bộ, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ hỗ trợ. Bạn có thể mua các vật dụng hỗ trợ này tại các cửa hàng sửa chữa máy chạy bộ hay tại chính đơn vị đã bán máy chạy bộ đó cho bạn. Cụ thể một số vật dụng gồm:

  • Hai chiếc khăn lau sạch, chất liệu mỏng, không quá dày, có tính bắt bụi.
  • Bộ tuốc nơ vít đi kèm máy chạy bộ.
  • Dầu tra băng tải máy chạy bộ bằng silicon.
  • Mỡ tra motor động cơ.

4. Cách thực hiện bảo dưỡng máy chạy bộ.

Nhằm giúp nhiều khách hàng có thể bảo trì máy chạy bộ tốt, Rita Võ Sport xin chia sẻ cách bảo dưỡng máy chạy bộ với các thao tác đơn giản tại nhà.

4.1. Lau chùi khung máy máy chạy bộ

Khung máy được làm từ chất liệu có độ bền cao nên bạn chỉ cần dùng khăn mềm khô lau chùi từ màn hình đến tay vịn, thanh đỡ, vỏ hộp động cơ và đến hai bên vành đai máy chạy bộ. Bạn tránh dùng khăn ẩm ướt để vệ sinh các chi tiết này.

4.2 Kiểm tra các chi tiết kỹ thuật trên máy chạy

Bạn nên kiểm tra băng tải thường xuyên, băng có bị trùng hay không. Nếu trùng bạn nên cân nhắc độ căng của thảm chạy cho thích hợp. Thậm chí, khi mới mua máy chạy bộ điện bạn cũng nên kiểm tra độ căng của băng tải với nhân viên kỹ thuật lắp đặt cho bạn. Tiếp đến, bạn nên kiểm tra ván của máy chạy bộ (bằng chất liệu gỗ MDF cao cấp) còn nguyên vẹn hay không.

Thực hiện đủ các bước bảo dưỡng để xe hoạt động trơn tru hơn

4.3. Tra dầu băng tải máy chạy bộ

Tra dầu cho băng tải là việc quan trọng giúp máy hoạt động trơn tru. Với công nghệ tra dầu tự động, bạn chỉ cần cho đủ lượng dầu theo chỉ định của nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm vào bộ phận ngay bên cạnh hộp động cơ trên đầu băng tải. Hệ thống sẽ tự động phân phối lượng dầu đến nơi cần thiết.

Với công nghệ tra dầu thủ công, bạn nhấc hai bên thảm chạy và nhỏ dầu vào bên trên ván máy chạy bộ theo đường thẳng. Thực hiện thao tác này với cả 2 bên của thảm. Sau khi tra dầu máy chạy bộ xong, bạn nhớ căng chỉnh băng tải máy chạy bộ theo độ căng thích hợp.

Kiểm tra băng tải bên dưới có rách hoặc lớp ma sát bên mặt dưới (tiếp xúc với ván máy chạy bộ) bị bong có thể thay mới hoặc gắn lại. Thảm máy có tuổi thọ trung bình 5-6 năm và chỉ thay mới khi bị rách.

4.4. Bảo dưỡng motor động cơ máy chạy bộ

Bộ phận motor máy chạy bộ có nhiều chi tiết đòi hỏi bạn có kỹ thuật chuyên môn mới có thể bảo dưỡng tại nhà. Nếu có thể bạn nên gọi các kỹ thuật viên của đơn vị cung cấp sản phẩm đến nhà bảo dưỡng.

Đối với bộ phận “đầu não” này của máy chạy, bạn cần:

  • Tra mỡ vòng bi động cơ.
  • Thay chổi than sau thời gian sử dụng 2 - 3 năm tuổi thọ.
  • Vệ sinh bộ phận chổi than.
  • Vệ sinh bụi định kỳ cho phần bo mạch của máy chạy bộ.

Bạn có thể tiến hành bảo dưỡng các động cơ như sau:

  • Sử dụng bộ tua vít đi kèm máy chạy bộ để tháo vỏ hộp động cơ trên băng tải để nhắc bộ động cơ ra để lau chùi.
  • Sử dụng bình xịt hoặc máy hút bụi mini hoặc chổi cọ sơn mềm để quét sạch bụi quanh các chi tiết trong động cơ, bo mạch chủ.
  • Tra mỡ cho vòng bi bên trong động cơ.
  • Lau cọ sạch bụi ở phần cổ.
  • Dùng khăn mềm lau bụi mặt ngoài của động cơ.
  • Sau khi bảo dưỡng, lắp các bộ phận về các vị trí cũ và bắt vít thật chặt.
  • Kiểm tra máy có hoạt động bình thường sau khi bảo dưỡng.

4.5. Kiểm tra ván máy chạy bộ

Bộ phận ván máy chạy bộ (phần đỡ bên dưới băng tải/thảm máy chạy bộ) được làm bằng chất liệu gỗ MDF. Thông thường, bộ phận này chỉ được thay khi ván chạy bị gãy. Tuy nhiên, ở 2 đầu trục trước và sau của ván chạy có 2 vòng bi bạn cần kiểm tra mỡ định kỳ để cho vòng bi hoạt động trơn tru và vận hành nhẹ hơn.

4.6. Vệ sinh bộ phận motor massage

Đối với máy chạy bộ điện, còn có thêm hai quả tạ tay, bọc mút thanh gập bụng và motor massage. Bạn có thể tiến hành tháo vỏ hộp motor và lau chùi bôi trơn motor bình thường. Đai massage khá bền, nếu bị rách hay đứt bạn có thể thay mới. Kiểm tra vít ở motor massage có bị lỏng không. Vì bộ phận này hỏng sẽ gây tiếng ồn lớn cho máy.

5. Lưu ý cần thiết nên lưu ngay khi bảo dưỡng máy chạy bộ

Để hạn chế những sai sót khi bảo dưỡng máy chạy bộ, bạn cần lưu ý những điều sau:

5.1 Tránh để rơi nước vào máy chạy bộ

Máy chạy bộ là thiết bị điện nên việc tiếp xúc với nước có thể khiến máy bị hỏng, chập điện gây mất an toàn cho người tập. Chính vì thế, bạn nên chọn vị trí đặt máy chạy bộ phù hợp để hạn chế tình trạng nước rơi vào máy.

Lưu ý khi bảo dưỡng máy chạy bộ

5.2 Lau chùi máy chạy bộ sau khi tập

Vệ sinh máy chạy bộ ngay sau khi tập là việc làm thông minh giúp bảo quản máy lâu dài. Việc này giúp bụi bẩn và mảng bám do mồ hôi sẽ được loại bỏ dễ dàng. Bên cạnh đó, lau chùi máy chạy bộ sau khi tập còn giúp tính thẩm mỹ luôn được đảm bảo.

5.3 Bảo dưỡng thảm chạy

Khi bảo dưỡng thảm chạy, bạn cần kiểm tra độ đàn hồi, độ ma sát, độ chủng của thảm có hợp lý hay không. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sổ tay máy chạy bộ được cung cấp từ nhà sản xuất để điều chỉnh thảm chạy bộ phù hợp.

5.4 Bảo dưỡng ván máy chạy bộ

Bạn nên thường xuyên kiểm tra ván máy chạy bộ, nếu có dấu hiệu nứt hoặc sắp gãy bạn nên thay thế cái mới. Thường xuyên tra dầu cho 2 trục vòng bi để quá trình luyện tập đỡ mất sức hơn.

5.5 Tra dầu cho băng tải máy chạy bộ

Bạn nên chọn loại dầu chuyên dụng dành cho máy chạy bộ. Thực hiện các thao tác tra dầu đúng quy trình đã được hướng dẫn trong sổ tay máy chạy bộ để hạn chế sai sót gây hỏng máy.

Tra dầu thường xuyên để bảo vệ đôi chân và sức khỏe sau luyện tập

Tra dầu thường xuyên để bảo vệ đôi chân và sức khỏe sau luyện tập

5.6 Bảo dưỡng motor của máy chạy bộ

Đây là bộ phận phức tạp, nếu bạn không có kỹ thuật chuyên môn nên gọi cho đơn vị cung cấp máy chạy bộ để được hỗ trợ nhân viên đến bảo dưỡng. Tự ý sửa máy khi không đủ chuyên môn có thể làm hỏng máy và tốn nhiều chi phí thay thế hơn.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết bảo trì, bảo dưỡng máy chạy bộ giúp vận hành tốt, sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc máy chạy bộ. Nếu bạn đang tim hiểu máy chạy bộ tại nhà nào tốt để mua thêm hay còn bất cứ thắc mắc nào về cách bảo dưỡng hoặc gọi kỹ thuật viên bảo dưỡng, vui lòng liên hệ 028 7102 7776 để được nhân viên RitaVõ Sport hỗ trợ.

0
1
Danh sách so sánh
Yêu thích